call
Cách chỉnh Equalizer karaoke
4th May, 2017 4:59

Equalizer là một khái niệm không quá quen thuộc nhưng cũng không quá mới mẻ với những người mê âm thanh. Nếu là dân âm thanh quen thuộc thì chắc chắn không còn xa lại. Nhưng với những người lần đầu tìm hiểu về nó thì chắc chắn cần phải mất kha khá thời gian để hiểu hết được những vấn đề liên quan đến Equalizer. Cho nên, bài viết này Trường Ca sẽ chia sẻ với bạn những thông tin cơ bản về Equalizer cũng như hướng dẫn bạn cách chỉnh Equalizer karaoke một cách đơn giản, dễ hiểu nhất.

Một số thông tin về Equalizer

Equalizer (EQ) là một tính năng quen thuộc hoặc thiết bị phổ biến, cơ bản khi nói về âm thanh. Equalizer thường xuất hiện trên máy tính, máy nghe nhạc, mixer hay các bộ dàn karaoke

Khi là một thiết bị, Equalizer có thể thay đổi, bù trừ tín hiệu âm thanh đi qua theo nguyên lý tăng hoặc giảm tín hiệu của từng dải tần. Một cách dễ hiểu nhất, khi có 1 bản nhạc với nhiều nhạc cụ, Equalizer sẽ giúp bạn cắt bỏ tần số thừa thãi và nâng những phần cần thiết để tạo ra cảm giác hòa quện với nhau trong trẻo, sạch sẽ.

Nói về Equalizer khi nằm trong dàn âm thanh, vào những năm 80 Equalizer là thiết bị không thể thiếu. Bất kì dàn âm thanh nào cũng thấy có sự xuất hiện của nó với những thanh “band” được chỉnh theo hình chữ V rất chuẩn mực và giống nhau ở tất cả các dàn.

Bộ lọc âm thanh Equalizer karaoke

Đó cũng là thời của những củ loa có màng giấy khô cứng, những loa tep lụa nhẹ nhàng được gắn vơi chiếc amply bóng đèn lung linh kèm theo âm than trữ tình tỉ tê về thời chiến. Cấu tạo của EQ khi đó cũng rất đơn giản khi chỉ gồm nút chỉnh bass tep tùy theo ý thích của mỗi người, EQ tồn tại như để hỗ trợ bổ sung cho người nghe với những bộ loa khác nhau.

Khi chiến tranh đi qua, người ta không còn thích những âm thanh trữ tình êm ái mà thay vào đó là những âm thanh sôi động đi kèm với những amply bán dẫn có công suất lớn được ra đời. Còn các hãng loa thì ngay lập tức chạy thep xu thế, cho ra đời những đôi loa bass mạnh mẽ với màng loa bằng carbon, những chiếc loa tép kim loại phát triển nhanh chóng nhằm đáp ững nhu cầu thưởng thức âm thanh mạnh mẽ, chói chang. Lúc này, EQ ra đời và trở thành hiện tượng hot. Nhà nhà mua EQ bởi vì nó có khả năng tăng tiếng tép lên hết cỡ, mang đến tiếng bass mạnh mẽ rug tron lồng ngực.

Có thể nói EQ đã đáp ứng hoàn toàn nhu cầu thưởng thức âm nhạc, nhu cầu đối với những dòng nhạc thịnh hành Pop, Rock, Rock metal. Chưa hết, những đĩa CD Việt nam thu âm thời đó cũng mang dấu ấn của lịch sử với tiếng tép chói chang và tiếng bass nặng về công suất hơn độ sâu.

Nhưng ngay sau đó, khi thị hiếu thưởng thức âm thanh thay đổi. EQ ngay lập tức bị người sử dụng chối bỏ, giá của EQ bị rớt trầm trọng. Hầu như các gia đình đều tìm cách để thay thế EQ. Nó chỉ còn tồn tại trong các phòng hát karaoke, nơi mà âm thanh trung thực là thứ không ai muốn nghe nhất.

Mặc dù bị “thất sủng” nhưng EQ vẫn hiện hữu trong tất cả các loại loa, đó là mạch phân tần thụ động. Dù rằng theo thời gian mạch phân tần thụ động cũng thay đổi theo chiều hướng loại bỏ Equalizer ra khỏi hệ thống. Ngoài loa, amply là một biến thể khác của EQ. EQ hỗ trợ việc tăng giảm bass tép. Ngoài ra còn cho phép chỉnh time delay của từng loa, chỉnh tần số cắt bass của loa trầm. Tuy quan trọng vậy nhưng nó vẫn bị giới hi-end audio dè bỉu, thà không có còn hơn…v.v…

EQ tưởng chừng như đã chết nhưng ngay sau đó đã được vực dậy một cách thần kì. Khi sau nhiều nghiên cứu, nhiều cải tiến của các thiết bị âm thanh người ta chợt nhận ra vai trò không thể thiếu của EQ. Từ việc điều chỉnh cộng hưởng tần số cho đến giải quyết các vấn đề lệch pha giữa các loa. Nỗi đau đầu của các nhà chế tạo phân tần giữa các loa trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Cho dù là lệch pha hay lệch công suất EQ đều có thể giải quyết được.

Không những thế, với sự vươn lên vượt bậc, Equalizer giải quyết vấn đề âm thanh một cách tốt hơn hẳn. Việc xử lý những căn phòng trở nên đơn giản hơn, tăng giảm các tần số cũng được tự động hoàn toàn. Các tính năng như room correction, auto time delay trở nên quan trọng và hữu ích hơn bao giờ hết. Nó khiến cho âm thanh từ các bộ dàn trở nên cân bằng hơn, đầy đủ hơn, chi tiết hơn.

Những chức năng của Equalizer

Hiện nay, Equalizer là một thiết bị được thiết kế để làm thay đổi chất âm thanh đi qua nó hay còn được hiểu là thiết bị cân bằng tín hiệu âm thanh. EQ sử dụng nhiều bộ lọc điện tử mà mỗi cần làm việc theo nguyên lý tăng hoặc giảm tín hiệu của từng dải tần. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại EQ của nhiều thương hiệu khác nhau nhưng về cơ bản, chúng các dòng sản phẩm đều có một số chức năng như sau: 

High & Low-pass filter

Đây là hai tính năng hay được dùng nhất cua EQ. High-pass filter là lọc bỏ qua phần cao (đôi khi còn gọi là Low-cut filter - lọc cắt đi phần trầm) có nghĩa là bất cứ tín hiệu ở dưới dải tần chỉ định sẽ được giảm đi, trong khi đó những dải tần cao hơn sẽ được giữ nguyên.

Low-pass filter là lọc bỏ qua phần trầm (đôi khi còn gọi là High-cut filter - lọc cắt đi phần cao) giảm tín hiệu của các dải tần cao hơn điểm muốn cắt đi (gọi là điểm cut-off).

High và Low pass filter thường cắt từ từ và trong khoảng -6 dB trên một octave (quãng tám), -12 dB trên octave hay thậm chí -18 dB trên một octave.

Bạn chỉ nên sử dụng tính năng này khi muốn cắt đi phần trầm hoặc phần cao của bản nhạc mà mình muốn nghe. Ví dụ, khi bạn đưa ra một bản nhạc mix ra nghe ở sân khấu biểu diễn sẽ gặp phải những tiếng ù ở loa sub bởi những tần số quá trầm xuất hiện trong bản nhạc của chúng ta. Khi ấy ta sẽ sử dụng High-pass filter để lọc đi phần trầm từ 40hz trở xuống chẳng hạn. Hoặc trong khi thu âm, chúng ta cũng có thể dùng High-pass filter để cắt đi phần trầm, hoặc dùng Low-pass filter để cắt đi tần số cao khi thu âm tiếng guitar bass, như vậy sẽ làm cho bản mix cuối cùng sạch sẽ và hoàn hảo hơn.

Shelving filter

Shelving filter(lọc đa tần) là chức năng dùng để chỉnh đồng thời hàng loạt các tần số xung quanh tần số đã chỉ định. Dạng lọc này ngoài nút chỉnh tần số còn một nút để chỉnh tăng hay giảm. Bạn dùng High-pass hay Low-pass để cắt đi các tần số dư hơn là tăng. Còn ta dùng Shelving filter khi ta muốn tăng nhiều giải tần cùng lúc.

Để làm được điều này bạn chỉ định một giải tần nào đó (chẳng hạn 500Hz) sau đó chọn kiểu lọc là Shelving low hoặc Shelving high và tăng nó lên. Các tần số từ 500Hz trở xuống sẽ tăng lên đồng loạt nếu ta chọn Shelving low, và ngược lại các tần số trên 500Hz cũng sẽ dần được tăng lên nếu bạn chọn Shelving high. Các dải tần dạng shelving sẽ được tăng một cách từ từ và mềm mại chứ không đột ngột như dạng high và Low-pass filter.

Peaking filter

Mặc dù chức năng Shelving filter hữu ích khi bạn điều chỉnh tổng thể âm sắc của hàng loạt dải tần âm thanh, nhưng để tăng giảm cụ thể một tần số nào đó thì bạn nên dùng Peak filter. Chức năng này cũng có 2 nút, một để chọn một tần số trung tâm nào đó, và nút kia để chỉnh tăng giảm tín hiệu.

Thông thường bạn nên  dùng Peak filter khi cần xử lý chính xác tần số cụ thể không mong muốn như tiếng ồn, tiếng huýt, tiếng vo ve…

Band pass filter và Notch filter

Ngoài các dạng lọc trên, bạn còn thấy một số dạng có thêm tính năng  như Band pass filter và Notch filter. 

Band pass filters thường dùng để tăng (boost) các tần số. Nguyên lý làm việc cũng tương tự như Peak filter dùng để lọc riêng ra tần số nào đó để tăng.

Notch filter cũng tương tự như Band pass filter nhưng thường dùng để cắt hoặc giảm tần số.

Bộ lọc âm thanh Equalizer karaoke

Một số dạng mixer kết hợp các bộ lọc

Bây giờ bạn đã hiểu rõ các chức năng quan trọng của bộ xử lý EQ một cách cơ bản. Trên thực tế có nhiều dạng EQ mà ta sẽ dễ dạng bị nhầm lẫn. Dạng Shelving filter thường phổ thông hơn, nó chỉ có một nút vặn tần số cố định (fixed-frequency) ta thường thấy ở các amply Hi-Fi gia dụng. Chẳng hạn nút chỉnh treble chỉ đơn thuần chỉnh High shelving filter, và nút chỉnh bass là Low shelving filter. Dạng lọc này đơn giản và dễ dùng với người mới bắt đầu và ta cũng thường gặp nó ở các bàn mixer nhỏ chỉ có 2 băng tần là 80Hz và 12kHz. Ở những mixer cao cấp hơn sẽ có nhiều băng hơn và có thêm nút chỉnh tần số cụ thể. Trong phần lớn các mixer dạng trung bình ta thường thấy ở tần số trung có hai nút vặn, một nút chỉnh tần số và một nút tăng hay giảm tín hiệu của tần số ấy, đây là dạng Peak filter. 

Khi sử dụng EQ là phần mềm trên máy tính ta sẽ có nhiều lựa chọn hơn, các dải tần và các dạng lọc cũng đầy đủ để ta chọn. Còn ở ngoài thì điều này chỉ có thể tìm thấy ở những mixer phòng thu cao cấp mà thôi.

Cách điều chỉnh equalizer bộ lọc âm thanh karaoke gia đình

Sau khi hiểu rõ được tính năng của các nút bấm trên thiết bị xử lý tín hiệu này, lúc này bạn sẽ cần quan tâm đến 31 cần gạt của mỗi kênh có trên equalizer. Trước tiên bạn hãy để các cần gạt này ở mức cần bằng 0 dB, sau đó khởi động dàn âm thanh và mở nhạc như bình thường. Thông thường các kỹ thuật viên chuyên nghiệp khi chỉnh equalizer thường sử dụng trên các bản nhạc “tủ” mà họ đã nghe đi nghe lại rất nhiều lần, vì như thế sẽ giúp họ xử lý âm thanh một cách chính xác nhất. Các bản nhạc này sẽ tuyệt với hơn nếu như được chơi kết hợp nhiều loại nhạc cụ: trống, kèn, guitar, organ, piano…. vì như thế cũng sẽ giúp bạn có thêm nhiều dải tần để xử lý hơn.

Một “điều kiện cần” nữa để điều chỉnh equalizer  bộ lọc âm thanh karaoke gia đình tốt đó chính là phải luyện đôi tai nghe thật tốt, vì hầu như các kỹ thuật viên âm thanh thường phải luyện tập rất nhiều để có thể điều chỉnh, xử lý âm thanh sao cho hay nhất, và cách nhanh nhất không có gì khác ngoài việc luyện đôi tai. Nếu không có một dàn âm thanh tốt để luyện tập, bạn hãy trang bị một chiếc headphone “đủ chuẩn”, có chất lượng ổn, sau đó tập luyện nghe trên các dĩa CD chưa qua chỉnh sửa âm sắc, vì các sản phẩm này khi ra khỏi phòng thu thì đã được chỉnh âm thanh một cách hay nhất có thể rồi. Hãy nghe thật nhuần nhuyễn trước khi tiếp xúc và điều chỉnh dàn thiết bị âm thanh của mình.

Sau khi đã luyện tốt đôi tai nghe, lúc này việc bạn cần làm khi điều chỉnh equalizer bộ lọc âm thanh karaoke gia đình đó là chỉnh sao cho loa phát ra âm thanh gần giống nhất với âm thanh đã nghe được từ headphone. Mỗi cần gạt trên equalizer khi điều chỉnh đều tác động đến âm thanh mà loa phát ra, vì vậy hãy chậm rãi điều chỉnh từng cần một, sao cho âm thanh phát ra giống với headphone nhất có thể. Đôi lúc bạn sẽ không nhận ra ngay lập tức khi thay đổi một vài cần cụ thể, hãy bỏ qua và sẽ quay lại đó khi đã điều chỉnh xong một vòng.

Trên đây chính là những thông tin mà Trường Ca Audio tìm hiểu và có được do trải nghiệm trong quá trình hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thiết bị âm thanh. Hy vọng rằng nó sẽ hữu ích cho bạn. Nếu còn thắc mắc thì hãy bình luận vào ô bên dưới để chúng ta cùng giải đáp. Còn nếu như bạn thấy những thông tin này hữu ích với nhiều người thì ngại gì mà không chia sẻ nó để nhiều người được biết hơn.

 

Trường Ca Audio - Hệ Thống Đại Lý Phân Phối Thiết Bị Âm Thanh Chính Hãng Lớn Nhất Việt Nam

Website: truongcaaudio.com

Điện thoại: 0979157624

Email: info.truongcaaudio@gmail.com

 

4th May, 2017 4:59