Loa thùng là thiết bị âm thanh không còn quá xa lạ đối với chúng ta phải không? Đặc biệt là với những người đam mê về âm thanh, thì dường như họ còn quá hiểu về thiết bị này. Bởi hầu hết thiết bị này được sử dụng rất phổ biến trên thị trường Việt Nam. Nhiều gia đình họ cũng lựa chọn loa thùng, là thiết bị âm thanh, phục vụ nhu cầu giải trí và hát karaoke mỗi ngày.
Cho dù đây là thiết bị âm thanh khá phổ biến, và được nhiều người biết đến, thế nhưng không phải tất cả mọi người đều hiểu về cấu tạo, cũng như các tính năng mà nó mang lại (trừ những người đã quá hiểu biết về thiết bị âm thanh) . Bởi vậy, nhằm củng cố thêm cho bạn về kiến thức, cũng như những hiểu biết sâu hơn về thiết bị này, do đó trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn về loa thùng, và những cấu tạo cơ bản để tạo thành nó. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Loa thùng là gì ?
Loa thùng là loại loa phổ biến hiện nay trên thị trường Việt Nam, đây cũng là loại loa bao gồm tất cả những loại loa có dạng hình hộp (hay thùng) trên thị trường. Chúng có rất nhiều mẫu mã và chủng loại khác nhau.
Hiện nay trên thị trường, dòng loa thùng nổi tiếng nhất và chất lượng cao, cũng như có giá cả hợp lý đó chính là các hãng loa : JBL, BMB, BIK… Những sản phẩm này được người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng rất nhiều, chính nó cũng làm hài lòng quý khách hàng kể cả những người khó tính, khó chiều nhất.
Cấu tạo cơ bản của loa thùng hiện nay
Đối với một chiếc loa thùng, nó được cấu tạo từ 6 bộ phận đó chính là : Driver, lỗ dội âm, thùng loa, jack, nối dây, mạch phân tần và phụ kiện.Tất cả những thiết bị này đều lựa chọn một cách rất cẩn thận và tỉ mỉ, sao cho nó vừa đảm bảo vệ âm, mà có cả về thẩm mỹ bên ngoài, để thu hút được khách hàng ngay từ lần nhìn đầu tiên. Công suất của loa thùng có thể đáp ứng được mọi không gian, diện tích khác nhau, từ rộng, đến hẹp.
Chúng ta hãy cùng nhau xem xét về cấu tạo của từng bộ phận, để tạo nên thiết bị loa thùng này nhé.
Đầu tiên đó chính là : Driver
Driver được coi như là linh hồn của một chiếc loa. Nó có nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu điện thành sóng âm thanh, thông qua những chuyển động của màng loa.
Dựa trên những vài trò mà nó đảm nhiệm trong toàn dải âm thanh, bởi thế người ta đã sắp xếp thành các dạng khác nhau như sau :
Loa cao tần (loa Treble) : Loa này có nhiệm vụ phát âm thanh trong khoảng tần số cho phép từ 2000 hz đến 20000 hz. Thường biểu thị những âm cao của các nhạc cụ, hay giọng hát… Loa cao tần có kích thước nhỏ, chỉ vào khoảng từ 1 đến 3 inch, và nó được làm bằng các loại vật liệu khác nhau, như là lụa, titanium, hay accs dạng sợi tổng hợp khác nhau mà tạo nên.
Loa Mid : nó có nhiệm vụ phụ trách dải âm thoại và các âm thanh mà tai con người dễ nghe thấy nhất. Loa phát ra âm thanh trong khoảng tân số từ 200hz hoặc 500hz đến 2000hz, đây là mức biểu thị cho những âm thanh bình thường. Ngoài ra, kích thước của loa chỉ khoảng 1 đến 5 inch, nằm trong khoảng giữa loa Treble và loa woofer (tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp ngoại lệ). Đối với loại loa này, vật liệu để làm màng loa có rất nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào sở thích và đặc trưng về âm nhạc.
Loa siêu trầm ( woofer) : đây là loại loa phát ra âm thanh nằm trong khoảng tần số dưới 500hz, hoặc 200hz cho tới 20hz. Loa này có kích thước lớn hơn với bán kính nằm trong khoảng từ 8inch cho đến 18inch. Loa siêu trầm thường tạo ra những tiếng trống rền, cho những bản nhạc rock, dance sôi động, ồn ào, và mạnh mẽ. Khả năng hiện thị độ sâu của âm thanh, có khi phụ thuộc vào kích thước nón loa và chính lượng không khí mà nó tạc động vào.
Loa toàn dải : có nhiệm vụ phát ra âm thanh trong khoảng tần số từ 20hz đến 20 000 hz. Loa này thường được sử dụng trong các hội trường. Đi kèm với nó thường là loa siêu trầm để có thể lột tả được hết dải âm thanh một cách đầy đủ nhất.
Bass reflex
Để có thể giải quyết được vấn đề “thắt cổ chai” của các loại loa thùng, và màng loa nhỏ. Bởi thế, nên các nhà sản xuất họ thường tạo thêm các lỗ phản xạ âm. Cũng tùy vào thiết kế, để có thể làm tăng thêm khả năng tái hiện tần số thấp. Do đó, lỗ này có thể được bố trí ở phía trước hoặc sau của loa thùng. Nó cũng có thể được thiết kế dưới dạng lỗ đôi hay lỗ đôi phản xạ âm.
Thùng loa
Đây là bộ phận không thể thiếu, thùng loa chính là vỏ loa với các yếu tố như là : kích thước, vật liệu chế tạo, độ dày, và các loại sơn phủ… chính những điều này cũng tác động không nhỏ đến chất lượng âm thanh mà loa phát ra. Bên cạnh đó, khoảng không bên trong loa cũng có ảnh hưởng quan trọng nhất định tới hoạt động của loa thùng. Trong những khoảng không đó sẽ chứa các thành phần như là treble, bas, mạch phân tần…
Hiện nay hầu hết accs mẫu loa thùng cao cấp, đều được làm bằng gỗ với thành rất dày và đặc. Như vậy sẽ giảm thiểu được độ rung của loa, giúp loa phát ra âm thanh tốt hơn. Còn các loại gỗ ép như là MDF, thường được dùng cho các loa tầm trung. Nó vẫn giúp giảm thiểu được độ rung, nhưng có giá thành hợp lý hơn rất nhiều.
Jack nối dây
Để loa có thể hoạt động tốt, đem lại hiệu quả cao vậy thì jack nối dây cũng phải thật chất lượng. Để có thể đảm bảo được điều này, thì các thùng loa phải có cổng nối dây riêng rẽ, như vậy sẽ dễ dàng nâng cấp lên dây loa cao cấp hơn. Một trong các bước cải tiến của loa là các vị trí kết nối có khả năng nối dây thường, hoặc các dây có sử dụng đầu jack loa riêng. Hiện nay, hầu hết các loa đều sử dụng đầu jcak loa riêng, để kết nối với amply hoặc cục đẩy, nhằm giúp cho tín hiệu được chuyển vào loa một cách thật dễ dàng và tốt nhất, trước khi được loa xử lý và phát ra ngoài. Những jack nối này thường được thiết kế ở mặt sau của loa, để đảm bảo về thẩm mỹ.
Cầu kỳ hơn thì các jack nối dây còn được thiết kế kiểu đầu bi-wire, hay kiểu tri-wire. Những kiểu nối này thường được sử dụng cho những amply được thiết kế đặc biệt.
Mạch phân tần
Khi nhắc đến mạch phân tần thì đang nói đến chính là bộ phần tách các kênh tín hiệu, thành các dải âm thanh khác nhau, cho từng loa phù hợp. Mạch phân tần này thường nằm trong thùng loa, nó được hiểu như bộ xử lý tín hiệu âm thanh trước khi âm thanh được lọc ra các driver. Bộ phần này, sẽ giúp các âm thanh được phân chia một cách tốt nhất, để không bị hút âm hoặc chồng âm lên nhau, khi phát ra ngoài.
Phụ kiện
Hiện nay để đáp ứng nhu cầu của loa thùng, thì có rất nhiều phụ kiện sẽ giúp cho nó trở nên hoàn hảo hơn như là : giá đỡ, giá treo tường… những phụ kiện này khi mua bạn nên lựa chọn thật kỹ, bởi nếu như bạn không chọn đúng chất lượng thì có thể sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng âm. Khi giá đặt không chắc chắn như vậy có thể làm tăng độ rung, khi loa hoạt động. Do vậy, khi đi mua bạn phải thật sự chú ý và cẩn thận nhé.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi dành cho bạn về loa thùng, chắc hẳn đã phần nào củng cố cho bạn thêm thông tin về thiết bị này. Nếu như còn điều gì băn khoăn thắc mắc bạn hãy liên hệ với Trường Ca Audio, để được chia sẻ và cung cấp thêm thông tin nhé.
Trường Ca Audio - Hệ Thống Đại Lý Phân Phối Thiết Bị Âm Thanh Chính Hãng Lớn Nhất Việt Nam
Website: truongcaaudio.com
Điện thoại: 0979157624
Email: info.truongcaaudio@gmail.com
Xem thêm… >>> Loa di động là gì ?