Làm sao để giọng hát karaoke cao hơn, khỏe hơn?
Trong bài viết trước, Trường Ca Audio đã hướng dẫn bạn cách lấy hơi để hát karaoke hay hơn với dàn karaoke chuyên nghiệp, và tiếp theo, trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ thêm các bài tập về cách luyện giọng hát cao và khỏe! Bạn nhớ tập kết hợp các bài tập này thật đều đặn và chăm chỉ để cho hiệu quả nhanh nhất nhé!
Bài tập 1: Tập lấy hơi
- Mở khẩu hình để hơi vào qua cả mũi và miệng.
- Lấy hơi sâu vào đáy phổi, lúc này bụng sẽ phình và sườn căng ra.
- Tiếp tục trương lồng ngực, giữ bụng căng để hơi tiếp tục vào đầy tràn phổi.
- Nín thở trong khoảng 5 giây để nén toàn bộ hơi xuống bụng.
- Thở ra từ từ bằng miệng, lưu ý kiểm soát cho lượng hơi ra đều nhau, không để ngắt quãng, cũng không được lúc nhiều lúc ít, lúc mạnh lúc nhẹ. Đặc biệt, khi thở ra, cả bụng và ngực vẫn căng để giữ cho cột hơi luôn thẳng.
Bài tập 2: Tập xì
- Lấy hơi và nén hơi tương tự như bài tập 1
- Để khẩu hình âm “i”, xì hơi ra từ từ, đều đặn, điều tiết lượng hơi ra đồng đều, mỗi lần lấy hơi xì được ít nhất 30 giây, càng lâu càng tốt, Trường Ca Audio khuyên bạn nên theo dõi thời lượng mỗi lần thực hành bài tập xì để thấy thời gian xì tăng lên, cho thấy hiệu quả của quá trình luyện tập và đồng thời làm động lực cho bạn thực hành nhiều hơn.
- Khi hơi gần hết, hãy xì thật mạnh một lần bằng cách xẹp bụng thật nhanh, đẩy hết lượng hơi còn lại ra ngoài để bắt đầu lấy hơi mới.
- Thời gian đầu tập bài tập này bạn có thể gặp phải một số khó khăn như lượng hơi ra không đều, nhanh hết hơi, chóng mặt hoặc đau nhức cơ bụng do phải hoạt động liên tục, tuy nhiên, chỉ cần kiên trì chăm chỉ luyện tập, cơ thể bạn sẽ dần thích ứng và không còn thấy đau nhức nữa, đồng thời bạn sẽ dần hiểu được cách điều chỉnh hơi thở của mình một cách tốt nhất, đây chính là cách luyện giọng hát cao và khỏe hiệu quả nhất mà rất nhiều ca sĩ vẫn làm hằng ngày.
Bài tập 3: Tập thổi
- Các bước chuẩn bị và lấy hơi tương tự như bài tập xì, tuy nhiên, khi thở ra, thay vì để khẩu hình âm “i”, bạn để khẩu hình âm “u”, môi hơi chu lại giống như khi bạn thổi nến hoặc thổi bụi.
- Bạn dùng một cây nến, gắn nến cố định trên mặt bàn, cách miệng khoảng 20 cm, thổi hơi ra thật đều, quan sát và điều chỉnh hơi thở để ngọn lửa luôn nghiêng 1 góc cố định, một lần lấy hơi có thể thổi được từ 45 giây trở lên, càng tập nhiều, thời gian này sẽ càng dài thêm.
Bạn cũng có thể dùng 1 tờ giấy thay cho cây nến, điều tiết lượng hơi thổi ra sao cho tờ giấy luôn nghiêng ở một vị trí cố định không đổi, cho biết bạn đang thổi đúng cách. Một số bạn thường hỏi Trường Ca Audio rằng tập thổi với bàn tay có được không, cách này tiện lợi hơn vì bạn không cần sử dụng các vật dụng ngoài, nhưng bạn sẽ khó cảm nhận và không biết chính xác lượng hơi có đều hay không và mình có đang làm đúng kĩ thuật hay không, do đó Trường Ca không khuyên bạn dùng tay để thay nến hoặc giấy.
Sau khi thực hiện nhuần nhuyễn các bài tập trên, bạn hãy áp dụng để hát những bài hát karaoke hay nhất, hoặc hát karaoke nhạc vàng, chắc hẳn bạn thấy ngạc nhiên lắm? Nhưng các bài nhạc vàng thường có tiết tấu rất chậm rãi, khi hát các bài đó bạn có thể tập trung nhiều hơn để điều tiết hơi thở cũng như nắn khẩu hình sao cho câu chữ luôn tròn trịa. Tuy nhiên như vậy không có nghĩa là bạn không nên hát các bài nhạc trẻ, những bài hát phù hợp với lứa tuổi của mình, nếu bạn là nữ, hãy hát những bài hát karaoke hay cho nữ, hoặc những bài karaoke dễ hát cho nam nếu bạn là nam, tuy nhiên hãy luôn ghi nhớ điều tiết hơi thở và khẩu hỉnh để thể hiện bài hát tốt nhất.
Một số phương pháp hít thở:
Trước hết, để giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật hít thở khi hát karaoke, chúng ta sẽ tìm hiểu và phân biệt hai kiểu thở: thở ngực và thở bụng:
- Thở ngực: đây là kiểu thở chúng ta vẫn sử dụng hằng ngày khi chỉ làm những công việc nhẹ nhàng, hoặc khi hát những bài nhạc nhẹ, không có cao trào, lúc này chỉ có phần ngực trên hoạt động tích cực, hơi vào ít và chỉ vào đến ngực.
- Thở bụng: chỉ có bụng phình ra do hơi thở xuống sâu làm hoành cách mô hạ xuống, các cơ bụng hoạt động vô cùng tích cực, lượng hơi vào rất nhiều.
- Thở bụng kết hợp thở ngực: kết hợp cả 2 kiểu thở này, khi hơi vào, bạn sẽ thấy bụng phình ra, các xương sườn cụt giương lên, ngực căng ra, các hoạt động này tiếp diễn liên tục theo thứ tự: hoành cách mô (bụng trên) -> xương sườn cụt -> ngực dưới -> ngực trên. Quá trình này khiến cho hơi đi sâu vào đáy phổi, lượng hơi vào tối đa, lan tỏa đều khắp hai bên phổi.
Trong cuộc sống hằng ngày luôn không ngừng diễn ra hai hoạt động trái chiều đó là hít vào và thở ra, trong thanh nhạc cũng vậy, tuy nhiên, bạn cần học cách lấy hơi và thở ra làm sao cho phù hợp với từng câu hát, có câu ngắn, nhanh, mạnh, có câu dài, chậm rãi và nhẹ nhàng, tùy vào từng trường hợp, ta phải biết cách lấy hơi và thở ra cho hợp lý để thể hiện câu hát tốt nhất. Để làm được như vậy, chúng tôi khuyên bạn tự đa dạng hóa các bài tập trên, hãy đặt mình vào các tình huống khác nhau để sử dụng kỹ thuật lấy hơi khác nhau và sử dụng chúng thật linh hoạt.
Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ những bài tập giúp bạn cải thiện khả năng ca hát của mình, hãy luyện tập thật chăm chỉ để luôn tự tin, không chỉ khi hát karaoke trực tuyến tại nhà mà còn luôn sẵn sàng thể hiện khi đến quán karaoke cùng bạn bè và đồng nghiệp!
Nếu có bất kì câu hỏi nào, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi, Trường Ca Audio luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn.