call
HƯỚNG DẪN HÁT KARAOKE BẰNG GIỌNG GIÓ CỰC HAY!
18th March, 2017 5:15

Bạn đã bao giờ nghe những bài hát của Vitas – nghệ sĩ có giọng nam cao nhất thế giới chưa? Bạn có bao giờ ao ước hát được như vậy không? Để hát được một giọng đặc biệt cao như vậy, đương nhiên bạn cần có năng khiếu bẩm sinh, nhưng nếu bạn sinh ra không được trời phú cho khả năng ca hát cũng đừng vội thất vọng! Trường Ca Audio không hứa sẽ giúp bạn trở thành một Vitas thứ hai của thế giới nhưng chắc chắn sẽ có cách giúp bạn tự tin hơn để thoải mái ca hát trước mọi người, chưa cần dùng đến những phần mềm chỉnh âm thanh cực hay, phần mềm chỉnh giọng hát karaoke, hay bạn không cần phải quá giỏi về cách chỉnh âm thanh karaoke, chúng tôi sẽ giúp bạn cải thiện chính chất giọng của mình! Ngoài các bài tập về cách luyện giọng hát cao và khỏe, cách làm thanh giọng trước khi hát,… một kĩ năng mà bạn cần có để hát karaoke hay hơn, đạt điểm cao hơn, đó là hát giọng gió.

Vậy làm thế nào để hát được giọng gió, làm sao để giọng gió của bạn khỏe hơn, lên được nhiều nốt cao hơn?! Trường Ca Audio sẽ bật mí với bạn! Chúng tôi đã tham khảo ý kiến một số thầy cô dạy thanh nhạc, thu thập thông tin và tổng hợp để đúc kết nên những bí quyết quý báu này, chúng là những điều rất đơn giản, quan trọng ở đây là bạn đã biết đến thì cần tiếp thu và luyện tập thật chăm chỉ để có một giọng gió cao, có sức truyền cảm, êm ái nhưng vẫn phải rõ ràng. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn, hãy cùng Trường Ca Audio khám phá những cách rèn luyện giọng gió ngay sau đây!

1. Phát âm rõ ràng:

Điều đầu tiên bạn cần biết khi muốn hát giọng gió là phát âm phải rõ ràng, có thể là bạn vẫn hát được giọng gió đấy nhưng người nghe lại không hiểu bạn đang hát gì thì cũng không ổn một chút nào đúng không?

hat-karaoke-bang-giong-gio-cuc-hay

Để phát âm được rõ ràng, ngoài các bài tập luyện thanh bạn có thể học theo bài tập sau đây: Mỗi ngày hãy đọc khoảng năm đến mười trang sách, đọc thành tiếng, đọc từng chữ, đọc đi đọc lại, đảm bảo phát âm từng từ, từng chữ chuẩn, rõ ràng. Tập theo bài tập này mỗi ngày cho đến khi trong giao tiếp hằng ngày, bạn thấy mình phát âm từng chữ đều chuẩn là thành công, nếu khi nói chuyện vẫn phát âm chưa tròn chữ tức là bạn vẫn cần tập luyện thêm.

2. Điều chỉnh âm lượng nói cho phù hợp:

Trừ những trường hợp đặc biệt cần nói đặc biệt to cho người khác nghe thấy hoặc cần nói thỏ thẻ để giữ trật tự cho những người khác thì hầu hết trong các cuộc nói chuyện, chúng ta thường nói với âm lượng vừa phải, không nói quá khẽ như người hụt hơi, mệt mỏi, cũng không nói quá to như quát khiến người nghe bực bội, khó chịu, do đó hãy biết điều tiết âm lượng khi nói chuyện cho phù hợp với từng hoàn cảnh và từng người nghe khác nhau. Trước hết hãy quan sát những người xung quanh, đặc biệt là những người ăn nói dễ nghe để học hỏi từ họ cách nói chuyện, bắt chước theo âm lượng nói của họ để đảm bảo bạn nói với âm lượng vừa đủ.

Ngoài ra, khi nói bạn cũng có thể kết hợp với ngôn ngữ cơ thể (body-language), tức là sử dụng các cử chỉ tay chân, ánh mắt, nét mặt, nụ cười,…để giao tiếp với mọi người và thể hiện thái độ hay ý nghĩ của mình. Chúng tôi khuyên bạn nên đứng trước gương tập nói để tự mình điều chỉnh cho phù hợp. Hãy đặt mình ở vị trí của người nghe để biết mình nói chuyện như vậy đã được hay chưa. Đồng thời, hãy kết hợp cả việc tập nói khi thấp giọng, khi cao giọng, khi nói to, rõ ràng, khi nói chuyện thì thầm, tỉ tê,… để biết cách xử lí hơi thở sao cho âm lượng cũng như âm thanh phát ra phù hợp với từng hoàn cảnh, bạn sẽ vận dụng nó tương tự như đối với từng câu hát trong một bản nhạc, cần linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp và khiến người nghe bị cuốn hút.

Tham khảo: Hát karaoke trực tuyến với máy tính vô cùng tiện lợi!

3. Tốc độ nói vừa phải:

Trước tiên, hãy tập nói với một tốc độ vừa phải để người khác dễ dàng theo dõi và hiểu bạn đang nói gì, tuy nhiên, cũng giống như trong một bài hát, bạn không thể lúc nào cũng hát đều đều một tiết tầu từ đầu đến cuối bài, hãy tập cách nói chuyện khi nhanh, khi chậm, khi nào cần nói liên tục và khi nào cần ngưng lại để người nghe suy nghĩ. Tránh nói quá chậm, quá rề rà dễ khiến người khác buồn ngủ, cảm thấy nhàm chán, nhưng cũng đừng nói quá nhanh đến nỗi không ai kịp nghe bạn đang nói gì, thông tin quá nhiều cũng khiến người nghe không kịp xử lí, dẫn đến mệt mỏi, luôn đảm bảo tốc độ vừa đủ nghe, phát âm phải chuẩn, gãy gọn và rõ ràng. Đồng thời, khi nói nhanh hoặc chậm, bạn phải kết hợp với hơi thở của mình, luôn chú ý lấy hơi và thở với tốc độ phù hợp với từng hoàn cảnh nhưng phải luôn nhịp nhàng, đều đặn.

4. Ngữ điệu êm ái, truyền cảm:

Ngữ điệu là sự lên xuống của âm thanh, nó còn thể hiện qua sự liên kết khéo léo giữa các âm, đặc biệt trong một bài hát, thông thường mỗi từ ngữ sẽ có một cao độ khác nhau, nên nếu không biết cách biến chuyển ngữ điệu linh hoạt sẽ rất dễ bị phô, bài hát nghe rất thô, rời rạc và khó nghe. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là bạn phải biểu đạt ngữ điệu lên xuống liên tục, trầm bổng da diết như điệu nhạc, hãy tạo một sự liền mạch, vừa đủ êm ái và truyền cảm để người nghe dễ dàng cảm nhận âm nhạc và ý nghĩa của bài hát.

Một lưu ý để hát karaoke được truyền cảm hơn đó là hãy nghe bài hát thật nhiều lần, nếu bài hát đó có MV, hãy xem để hiểu được lời bài hát và ý nghĩa của ca khúc, đặt mình vào vị trí của nhân vật để cảm nhận và truyền tải ca khúc tốt nhất. Truyền cảm ở đây không chỉ luyện tập để có được, mà cần bạn phải hiểu được ý nghĩa sâu xa của câu hát, dụng ý của người sáng tác ca khúc, hoàn cảnh ra đời của bài hát, đó là cách tốt nhất giúp bạn dễ dàng thể hiện được tác phẩm đi vào lòng người nhất. Hãy làm theo và cảm nhận sự khác biệt trong hiệu quả mà nó mang lại cho người nghe nhé.

5. Nói giọng bụng

Nói giọng bụng là bài tập cuối cùng, cũng là bài tập vô cùng quan trọng. Nếu bạn để ý sẽ thấy không chỉ các ca sĩ mà cả những MC, những diễn giả hàng đầu thế giới, các nhà chính trị gia,… đều sử dụng giọng bụng khi biểu diễn, khi nói hoặc hát. Người nói giọng bụng sẽ cho tiếng trầm, giọng nói có nội lực và rất dễ nghe, dễ “thấm”.

luyen-hat-giong-gio-hat-karaoke-hay

Nhưng làm thế nào để nói được giọng bụng thật tốt, thật hay? Mời bạn hãy thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Lấy hơi từ bụng:

Để hiểu được chính xác cách thực hiện bài tập này, trước hết bạn hãy đặt 1 tay lên ngực và 1 tay lên bụng, sau đó hít thở bình thường, bạn thấy thế nào? Thông thường, khi ta hít vào, ngực sẽ căng đầy còn bụng thì hơi thắt lại, còn khi ta thở ra thì hơi từ ngực sẽ được đẩy hết ra ngoài, ngực tự khắc sẽ xẹp xuống nhưng bụng sẽ hơi phình ra.

Sau khi đã nắm được cơ chế hoạt động của cơ thể khi hít vào và thở ra bình thường, lần này, bạn hãy hít hơi vào và đẩy toàn bộ khí xuống bụng thường được gọi là “vận khí vào đan điền), hãy dùng ý thức để điều khiển hơi thở của mình. Lúc này bạn sẽ thấy ngực hơi căng còn khí dồn xuống bụng nên làm bụng căng lên nhiều hơn, khi thở ra cả bụng và ngực cùng xẹp xuống.

Quá trình này rất đơn giản nhưng bạn vẫn cần hết sức để ý để không hít thở theo thói quen thường ngày, thực hiện liên tục và đều đặn trong 30 ngày, cơ thể của bạn sẽ quen với kiểu hít thở từ bụng.

Bước 2: Luyện điều chỉnh và mở đúng cách vòm cộng minh (hay còn gọi là khoang miệng)

Nếu hát theo bản năng, vòm họng của bạn sẽ có xu hướng mở to và hướng lên trên, tuy nhiên, hát như vậy âm sẽ bị phô và không gọn tiếng, hãy điều chỉnh cho vòm miệng cong xuống hình vòng cung, để hơi từ bụng cộng hưởng bên trong khoang miệng cho âm thanh hay hơn, vang hơn, dầy tiếng hơn. Đây cũng là cách giúp giọng hát to hơn, sử dụng vòm cộng minh, bạn sẽ không cần cố gắng lên giọng, gằn giọng hoặc cố hát thật to, làm căng dây thanh quản dễ dẫn đến bị khàn tiếng và hát rất nhanh mệt.

Lưu ý khi luyện sử dụng vòm cộng minh:

+ Phát âm chậm, to, tròn chữ, khi âm thanh phát ra nghe vang và dày tiếng là bạn đã thực hiện đúng kĩ thuật.

+ Sau khi đã nắm vững được kĩ năng sử dụng vòm cộng minh, hãy luyện tập để điều chỉnh âm thanh phát ra khi to, khi nhỏ, khi trầm, khi bổng thật linh hoạt mà vẫn đảm bảo âm vang, liền mạch và truyền cảm.

+ Hãy xem thật nhiều video dạy phát âm, luyện thanh, quan sát khẩu hình của người dạy và khi luyện tập hãy đứng trước gương để điều chỉnh khẩu hình của mình sao cho âm phát ra chuẩn nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mĩ.

+ Nếu trong quá trình tập luyện, bạn thấy các dấu hiệu như đau họng, khan tiếng,… tức là bạn đang bị nhầm lẫn giữa phát âm sử dụng vòng họng và sử dụng dây thanh quản, hãy tạm dừng lại để dây thanh quản được nghỉ ngơi và nhanh chóng điều chỉnh lại cho đúng, không nên cố quá sức dễ làm tổn thương dây thanh quản, có thể dẫn đến hậu quả xấu cho chất giọng sau này.

Thực hiện bài tập lấy hơi từ bụng và sử dụng nhuần nhuyễn vòm cộng minh sẽ giúp bạn làm chủ giọng bụng và sử dụng được linh hoạt trong ca hát. Hãy luyện tập thường xuyên, liên tục, kết hợp với các bài tập hướng dẫn hát karaoke hay hơn của Trường Ca Audio để đạt được hiệu quả cao trong thời gian sớm nhất!

Nếu bạn có bất kì điều gì chưa rõ hay có câu hỏi nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi – Trường Ca Audio – đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị âm thanh chính hãng, luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn thật nhiệt tình và chu đáo!

Trường Ca Audio – càng nghe càng đắm, càng ngắm càng say!

18th March, 2017 5:15